Gia Sư Trước Khi Đi Dạy Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Mục Lục
Gia sư hiện nay là công việc được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn, công việc này giúp kiếm thêm thu nhập cũng như ôn luyện lại kiến thức. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, đặc biệt là buổi đầu tiên, nhiều gia sư không biết nên chuẩn bị những kiến thức gì hay chưa hề tiếp xúc với các em học sinh và các kiến thức trên lớp của các em. Vậy hãy cùng gia sư quận 3 Thành Tài tìm hiểu vấn đề này nhé!
Gia Sư Trước Khi Đi Dạy Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Tác phong sư phạm
Vẻ ngoài là yếu tố quyết định rất nhiều sự tin tưởng và thiện cảm từ phía phụ huynh và học sinh trong ngày đầu gặp mặt.
- Đi sớm 10-15 phút và dạy thêm thời gian kết thúc thì phụ huynh sẽ đánh giá bạn cao hơn
- Ăn mặc gọn gàng, đứng đắn và thân thiện. Không phụ huynh nào thích một gia sư ăn mặc xuề xòa, gương mặt khó chịu và đầu tóc không gọn gàng.
- Cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết trong buổi nhận lớp đầu tiên, đừng quên bất cứ thứ gì để tránh bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp
- Chuẩn bị cho học sinh các bài test kiến thức. Nên chuẩn bị 1 đề khó và 1 đề dễ để đánh giá kiến thức học sinh rõ ràng nhất.
Bài kiểm tra đánh gia năng lực học sinh
Cần thiết một bài kiểm tra nhỏ khoảng 30 phút cho các em để tổng hợp lại các kiến thức cơ bản về môn học mà học sinh học cho đến thời điểm hiện tại.
Mức độ test từ dễ đến khó. Vì ngày đầu chưa biết học lực học sinh như thế nào nên bạn cần kiểm tra chính xác học lực các em như thế nào?
Không nên cho đề quá khó. Vì nếu gặp những học sinh với học lực kém, trung bình sẽ khiến các em bị cảm giác tự ti, không thích học với gia sư nữa.
Tạo thiện cảm với học sinh
Phụ huynh không phải là người giám sát gia sư trong suốt thời gian dạy nên họ sẽ thường dò hỏi con cái của mình để đánh giá. Câu trả lời của học sinh chính là yếu tố quyết định đến việc bạn có được tiếp tục công việc giảng dạy của mình hay không?
Vừa mang lại cảm giác là thấy, là bạn cho học sinh. Vì mỗi tính cách học sinh sẽ có sự khác nhau, bạn không thể la mắng học sinh như thầy cô trên trường được. Cần phải nhẹ nhành coi học sinh như những đứa em của mình vậy
Hãy bắt đầu bằng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để các em cảm thấy hứng thú với việc học, rồi tăng dần mức độ khó qua từng bài giảng. Đừng quá nặng nề trong ngày đầu tiên giảng dạy, bạn có thể ở lại cuối buổi để trò truyện, giúp em giải tỏa sự căng thẳng đồng thời tạo sự gắn bó hơn
Chuẩn bị giáo án
Nếu các em nhanh nhẹn thông minh thì mỗi buổi học lượng kiến thức truyền đạt sẽ lớn hơn bình thường một tí và ngược lại. Về phần bài tập bạn có thể tự biên soạn và tham khảo thêm một số đề trên mạng, lọc lại thật kĩ rồi chọn ra một số bài thích hợp với trình độ học sinh cũng như nội dung giảng dạy. Để chọn lựa các bài tập chính xác với năng lực của học sinh mình thì không còn cách nào khác là mình phải nghiên cứu bài giảng sách giáo khoa thật kĩ.
Trao đổi với phụ huynh trước khi ra về
Sau khi kiểm tra học lực của học sinh buổi đầu, bạn cần có nhận xét được học lực của học sinh với phụ huynh. Điều này rất quan trong. Nếu chỉ có buổi đầu mà bạn đã nhận xét được hết các điểm yếu của con họ, hoặc một vài ưu điểm thì phụ huynh sẽ tin tưởng bạn luôn. Sau buổi đầu mà bạn chẳng nhận xét được con họ đang yếu ở đâu, mạnh ở đâu thì họ sẽ dễ dàng nghi ngờ về khả năng của bạn.
Ngoài ra tiền lương là vấn đề nhạy cảm, bạn nên có trao đổi rõ ràng, kỹ càng với phụ huynh về vấn đề này. Nên thống nhất lương bạn bao nhiêu và sẽ được trả vào ngày nào, mọi thứ nên rõ ràng trách gây mất lòng đôi bên